Ngâm chân như thế nào là đúng cách?

Tại sao phải ngâm chân đúng cách?
  • Lòng bàn chân là khu vực phản ánh tình trạng sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, ngâm chân có thể kích thích vùng phản ứng tương ứng, thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh nội tiết, tăng chức năng các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai, ngâm chân có tác dụng giảm mệt mỏi, ngăn ngừa phù nề. Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng các loại mỹ phẩm thiên nhiên để chăm sóc sắc đẹp, mẹ nên thường xuyên ngâm chân để tốt cho sức khỏe. Thế nhưng phải ngâm chân như thế nào cho đúng cách?
1/ Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42℃
  • Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.
  • Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.
2/ Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối
  • Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu.
  • Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.
  • Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
3/ Những đối tượng không nên ngâm chân
  • Với những người có sức khỏe bình thường, ngâm chân với muối ngâm chân và tắm suối nước nóng rất tốt cho cơ thể. Nhưng những người mắc bệnh tim, người huyết áp thấp, hay bị chóng mặt… không nên ngâm chân với nước quá nóng, hoặc tắm suối nước nóng quá lâu. Do ngâm chân hoặc tắm suối nước nóng lâu khiến huyết quản nở ra, máu sẽ nhanh chóng lan tỏa ra toàn bề mặt cơ thể khiến cho các cơ quan quan trọng như tim, não… ở trong tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí.
4/ Thời gian ngâm chân
  • Thời gian ngâm chân tối đa 30 – 45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
  • Với người mắc bệnh tiểu đường, do độ nhạy cảm ngoài da của người bệnh tiểu đường kém hơn nên khó cảm nhận độ nóng lạnh của nước, tránh tình trạng nước quá nóng gây tổn thương da.
  • Hoặc bạn có thể ngâm tới khi thấy lưng hoặc trán hơi ra mồ hôi nhưng chú ý không nên để ra nhiều mồ hôi vì điều này sẽ không tốt cho tim.
3/ Một số cách ngâm chân
Cách 1: Ngâm chân với nước gừng
  • Cho gừng đã được đập dẹp (không cần giã nhỏ) và hoa hồng vào miếng vải thưa. Sau đó thả vào nước và cho thêm một thìa cafe muối ăn vào để làm nước ngâm châm. Ngâm chân theo cách này rất hiệu quả trong việc bổ dương và loại bỏ khí lạnh.
Cách 2: Ngâm chân với nước hoa hồng
  • Chia 1 lạng hoa hồng thành 10 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại rồi thả vào nước nóng. Sau đó, cho thêm một muỗng muối, xông chân trước rồi mới bắt đầu ngâm. Ngâm chân theo cách này có tác dụng chữa chứng đau mỏi lưng rất tốt.
Cách 3: Ngâm chân với nước ngải cứu
  • Chia 1 lạng lá ngải thành 5 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa vào nồi nước đun sôi. Xông chân trước rồi sau đó mới ngâm chân. Cách này giúp trị chứng phong hàn, lạnh chân, mỏi lưng và bệnh hô hấp.